Mã Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Thủ Tục Hồ Sơ Thành Lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu

Mã Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì

Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay thì ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể phủ nhận, từ việc vận chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác cho đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên để kinh doanh trong ngành nghề này sẽ không phải điều dễ dàng, bạn cần phải xác định mã ngành xuất nhập khẩu là gì? Cùng các thủ tục hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu. Ở bài viết này DRACO VIỆT NAM sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực này. 

Mã ngành đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay, mã ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay là 8299. Mã ngành này thuộc nhóm hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Cụ thể về nội dung ngành nghề kinh doanh này bao gồm:

  • Nhập khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp được phép nhập khẩu tất cả các mặt hàng hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật

  • Xuất khẩu hàng hóa: Tượng tự như nhập khẩu thì doanh nghiệp được phép xuất khẩu tất cả các mặt hàng hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật

Không có mô tả.

Mã ngành đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn có thể đăng ký thêm các mã ngành nghề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như:

  • 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

  • 8292: Dịch vụ đóng gói

  • 5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

  • 5224: Bốc xếp hàng hóa

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp cần làm theo các bước sau: 

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ

  • Giấy đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu

  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần

  • Danh sách thành viên góp vốn đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Bản sao công chứng CMND hay CCCD hay hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật

  • Điều lệ công ty xuất nhập khẩu

  • Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, các thành viên, cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật

  • Bản sao công chứng quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên góp vốn, chủ sở hữu là tổ chức

  • Nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện thì nộp giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên, chủ sở hữu là tổ chức kèm theo  bản sao công chứng CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hiện nay có 2 cách để nộp hồ sơ. Cụ thể như: 

  • Cách 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp là bản giấy, nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

  • Cách 2: Thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng sẽ nộp hồ sơ online trên website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý rằng thời hạn giải quyết hồ sơ: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu mới nhất

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

Bước 3. Trả kết quả

Nếu hồ sơ thông quan thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả hồ sơ và có văn bản thông báo lý do.

Bước 4. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng công bố về việc thành lập công ty của mình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý với thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời nộp lệ phí 100.000 VNĐ theo quy định của Nhà nước. 

Các lưu ý khi kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu

Khi làm trong ngành nghề xuất nhập khẩu doanh nghiệp của bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo đăng ký đầy đủ những ngành nghề liên quan đến mặt hàng cần xuất nhập khẩu nếu muốn xuất nhập khẩu hàng hóa cụ thể 

  • Muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành

  • Doanh nghiệp không được xuất nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu theo quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 69/2018/NĐ-CP

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, động thực vật, chất lượng. Đồng thời phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan

  • Hàng hóa dự định xuất nhập khẩu có thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP hay không? Nếu có thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng này

Hướng dẫn thủ tục mở công ty xuất nhập khẩu uỷ thác

Để kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu cần lưu ý nhiều điều để tránh xảy ra những điều không mong muốn

Điều kiện thành lập Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu 

Ở Việt Nam nếu thành lập công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện về chủ thể

Đối với cá nhân: sẽ phải đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc diện bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với pháp nhân sẽ được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có điều lệ phù hợp với hoạt động kinh doanh. Còn đối với tổ chức nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nhưng có văn bản ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật tại Việt Nam.

Điều kiện về vốn điều lệ

Cho đến hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty xuất nhập khẩu. Việc này đồng nghĩa là không có ràng buộc về mức vốn cần có để thành lập một công ty xuất nhập khẩu. Hiện nay, chỉ với mức vốn điều lệ tối thiểu 5.000.000 VNĐ nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng hóa đã có thể đăng ký.

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu

Các điều kiện để thành lập Công ty xuất nhập khẩu 

Điều kiện về trụ sở

Trụ sở chính được đặt tại Việt Nam. Trụ sở phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật. Lưu ý không được kinh doanh các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Một số điều kiện khác

Công ty phải có con dấu và tài khoản ngân hàng. Đồng thời người đại diện theo pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc diện bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về mã ngành xuất nhập khẩu là gì mà DRACO VIỆT NAM cung cấp tới bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển