FCL Là Gì Trong Hoạt Động Logistic?

FCL Là Gì

FCL là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động logistic. Vậy FCL là gì? Thắc mắc này sẽ được DRACO VIỆT NAM giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo ngay nhé!

FCL là gì?

FCL là cụm từ viết tắt của Full Container Load chính là hình thức vận chuyển hàng hóa nguyên container. Ở đó khách hàng thuê trọn một container để chứa hàng hóa của mình không cần có sử dụng hết dung tích hay không thì khách hàng vẫn phải trả phí thuê container cho cả chuyến hàng. Người gửi hàng có trách nhiệm đóng gói, bốc xếp hàng hóa thuộc trong khi người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

FCL là gì? Phân biệt FCL và LCL trong xuất nhập khẩu

Thế nào là FCL?

Những doanh nghiệp hoặc đơn vị có số lượng hàng hóa lớn nên áp dụng FCL để đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển. Khi sử dụng FCL, container sẽ được đóng plom được hiểu là một dạng niêm phong và plom sẽ không được mở cho đến khi container đến đích. 

Đặc điểm của FCL

Dưới đây là tổng hợp các đặc điểm nổi bật của hình thức vận chuyển FCL. Cụ thể như sau: 

  • Khâu đóng gói và niêm phong: Tại điểm xuất phát container hàng hóa được chủ hàng đóng gói và niêm phong và chỉ được mở ra tại điểm đến để đảm bảo an toàn cho hàng hóa

  • Độc quyền sử dụng container: Doanh nghiệp thuê toàn bộ container để vận chuyển nên sẽ không cần chia sẻ không gian với bất kỳ doanh nghiệp nào

  • Thời gian vận chuyển nhanh: Hàng FCL thường có thời gian vận chuyển nhanh vì không phải chờ ghép hàng với các lô hàng khác nên đảm bảo hàng được giao đúng hạn 

  • Tính bảo mật cao: Thông thường hàng hóa sẽ được đóng gói và niêm phong bởi chủ hàng chính vì thế sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật cao hơn

  • Kiểm soát hoàn toàn: Người gửi hàng có quyền kiểm soát hoàn toàn quá trình vận chuyển, từ việc đóng gói đến xếp dỡ hàng hóa

  • Chi phí trọn gói: Nếu như hàng hóa không xếp đầu container sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển bị cao nhưng lại có ưu điểm khi sử dụng FCL, chi phí vận tải sẽ bao gồm toàn bộ container

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức vận chuyển FCL

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu băn khoăn không biết nên chọn hình thức vận chuyển nào là phù hợp nhất. Vậy dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những ưu nhược điểm của hình thức này để bạn có cái nhìn tổng quan nhất! 

Ưu điểm của FCL

Doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn nhận được nhiều lợi ích từ hình thức vận chuyển FCL. Cụ thể hình thức này có những ưu điểm bao gồm:

  • Giảm nguy cơ hư hỏng: Sử dụng FCL thì hàng hóa của bạn sẽ không bị tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của người khác. Điều này sẽ giảm được nguy cơ va chạm hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển

  • An toàn và độ bảo mật cao: Hàng hóa được đóng gói trong container riêng biệt và plom được niêm phong nên sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển

  • Khả năng kiểm soát hàng hóa tốt hơn:: Phía người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa trong container. Họ có thể tự do sắp xếp, đóng gói và định vị hàng hóa, để đảm bảo việc vận chuyển hiệu quả và tránh được những thiệt hại không đáng có xảy ra

  • Không có sự phân chia và làm chậm tiến độ: Do container chỉ chứa hàng của một khách hàng duy nhất nên không có sự phân chia hoặc làm chậm tiến độ do phải giao nhận hàng của nhiều người

FCL là gì? LCL là gì? Sự khác biệt giữa FCL và LCL

Hình thức vận chuyển FCL có những ưu điểm tuyệt vời 

Nhược điểm của FCL

Ngoài sở hữu những ưu điểm như trên thì hình thức FCL cũng có một số nhược điểm như: 

  • Hạn chế đối với các lô hàng nhỏ: Đối với các lô hàng có số lượng nhỏ hoặc khối lượng hàng hóa không lớn thì thường không phù hợp với hình thức FCL

  • Chi phí cao: FCL đòi hỏi chi phí cao. Người gửi sẽ phải trả tiền cho việc thuê toàn bộ container, kể cả khi hàng hoá không lấp đầy toàn bộ không gian.

Mặc dù FCL có những nhược điểm nhưng nó vẫn là lựa chọn tối ưu cho các lô hàng có trọng lượng lớn, hàng dễ vỡ hoặc cần giao nhanh. Còn nếu hàng hóa có khối lượng nhỏ bạn có thể tham khảo hình thức LCL

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa FCL

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa FCL sẽ có sự khác nhau tùy vào từng quốc gia, cảng biển và loại hàng hoá. Tuy nhiên, dưới đây là quy trình chung thường áp dụng. Doanh nghiệp phải hoàn thiện đầy đủ các thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa theo hình thức FCL.

FCL (Full Container Load) là gì trong ngành vận tải và logistics

Quy trình gửi hàng FCL chung thường áp dụng

Chuẩn bị hàng hoá và chứng từ cần thiết

Đây là việc quan trọng nhất của quy trình là bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất khẩu vì các giấy tờ này giúp đảm bảo hàng hóa của bạn hợp pháp và tuân thủ các quy định quốc tế. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hợp đồng vận tải (Bill of Lading): Chứng từ xác nhận rằng hàng đã được bàn giao cho đơn vị vận tải

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Giấy tờ thể hiện giá trị và thông tin chi tiết về hàng hóa

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (nếu cần)

  • Phiếu đóng gói (Packing List): Danh sách chi tiết về số lượng và cách sắp xếp hàng hóa trong container

  • Các chứng từ khác: Có thể bao gồm giấy phép xuất khẩu, bảo hiểm hàng hóa cùng các chứng từ liên quan khác tuỳ thuộc vào yêu cầu của quốc gia nhập khẩu

Khai báo hải quan 

Hàng hóa được đóng gói cũng như chuẩn bị xong chứng từ thì cần phải khai báo hải quan. Tại Việt Nam bạn có thể thực hiện thông qua hệ thống khai báo điện tử VNACCS điều này giúp đơn giản hoá quy trình và tiết kiệm thời gian. Khai báo hải quan bao gồm:

  • Nộp phí hải quan: Sau khi khai báo nếu như hồ sơ được thông quan bạn cần thanh toán các loại phí liên quan như phí hải quan, phí xử lý và các chi phí khác tuỳ thuộc vào loại hàng hoá

  • Nhập thông tin hàng hóa: Cung cấp đầy đủ thông tin về lô hàng, giá trị, trọng lượng, loại container và các thông tin liên quan khác

Xếp hàng và niêm phong container

Hoàn thành các bước trên thì hàng hóa sẽ được đóng vào container, niêm phong và vận chuyển đến cảng xuất.

Kiểm tra hải quan

Phía hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và cũng có thể kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi cho phép xuất khẩu. Mọi thứ hoàn tất tờ khai được thông quan thì bên hải quan sẽ cấp cho bạn giấy phép xuất khẩu. Tiếp đó là hàng hoá được xếp lên tàu và bạn sẽ được hãng tàu phát hành vận đơn.

Hoàn tất thủ tục

Container hàng hóa sẽ được xếp lên tàu để vận chuyển ra nước ngoài. Khi lô hàng đã đến nơi và được người nhận xác nhận, doanh nghiệp cần lưu trữ toàn bộ chứng từ liên quan để hoàn tất hồ sơ xuất khẩu.

Hy vọng  rằng với những thông tin DRACO VIỆT NAM vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ FCL là gì? Đồng thời nắm rõ các đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này. Thông qua đó sẽ dễ dàng lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp nhất.

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển