Tìm Hiểu Về Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch (Phytosanitary Certificate) Là Gì?

Tìm Hiểu Về Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch (Phytosanitary Certificate) Là Gì?

Thực tế hiện nay việc xuất khẩu các mặt hàng từ Việt Nam sang nước bạn ngày càng gia tăng. Để đảm bảo cho các mầm bệnh theo hàng hóa không lây lan sang các quốc gia khác thì khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu việc kiểm dịch là rất cần thiết. Vậy giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate) là gì? Ở bài viết dưới đây của DRACO VIỆT NAM sẽ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan tới giấy chứng nhận kiểm dịch. Hãy cùng theo dõi nhé!

Thế nào là giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)?

Giấy chứng nhận kiểm dịch có tên tiếng anh là Phytosanitary Certificate hay còn được gọi là chứng thư kiểm dịch được viết tắt là P/C. Đây chính là chứng từ do cơ quan kiểm dịch (có thể là động vật hay thực vật) cấp nhằm xác nhận lô hàng nông sản, thực vật đã đủ điều kiện nhập khẩu/ xuất khẩu chưa.

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch này là giúp cho việc ngăn chặn sự lây lan không kiểm soát của những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước hoặc giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới khi diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu.

Giấy kiểm dịch giả vô tư xuôi Nam ngược Bắc - Tuổi Trẻ Online

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Hiện nay có 2 quy trình kiểm dịch thực vật. Đó là:

  • Kiểm dịch thực vật đối với hàng nhập khẩu và quá cảnh

  • Kiểm dịch thực vật đối với hàng xuất khẩu và tái xuất

Các văn bản pháp luật quy định về giấy chứng nhận nhận kiểm dịch 

Trên thực tế có một một số văn bản pháp luật quy định về giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate) tại nước ta cũng như quốc tế đó là: 

Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (ban hành 30/10/2014)

Ở thông tư này quy định chi tiết về việc kiểm dịch thực vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trong đó sẽ bao gồm: các thủ tục, quy trình xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và trách nhiệm của các bên liên quan.

Thông tư 15/2021/TT – BNNPTNT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT.

Thông tư 11/2021/TT – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư này sẽ ban hành bảng mã số HS của danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghị định 116/2021/NĐ – CP

Ở nghị định này sẽ hướng dẫn bạn thi hành một số điều của luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó sẽ bao gồm các quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và cấp chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13

Điều luật này quy định rất rõ về việc bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại nước ta. Trong đó sẽ bao gồm các nguyên tắc, điều kiện và trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu và vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam.

Những mặt hàng phải có giấy chứng nhận kiểm dịch 

Không phải với bất cứ mặt hàng nào là thực vật đều phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT – BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định rất rõ các danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đó là: 

  • Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

  • Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đóng hộp, đông lạnh, nấm men)

  • Cây và các bộ phận còn sống của cây

  • Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (BNN&PTNT) quyết định

  • Các sản phẩm của cây như: Cỏ, củ, quả tươi và hạt cỏ,…

  • Các loại côn trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nhện, nấm bệnh, viroid, virus, phytoplasma và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, phòng trừ sinh học, tập huấn và nghiên cứu khoa học

  •  Gốc rũ kén tằm,cánh kiến, kén tằm

Với mỗi nước sẽ có danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là khác nhau. Thế nên đối với hàng xuất khẩu bạn phải xem xét xem hàng hóa đó có nằm trong danh mục kiểm dịch của nước xuất khẩu hay không? Nếu như không thì bạn tiết kiệm được công đoạn làm thủ tục kiểm dịch xuất khẩu. Còn đối với trường hợp hàng hóa đó không thuộc danh mục quy định tại điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Thủ tục xin giấy chứng nhận kiểm dịch

Đăng ký kiểm dịch thực vật

Tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua cơ chế một cửa quốc gia sẽ nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực (căn cứ vào khoản 2 điều 1 của Thông tư 34/2018/TT – BNNPTNT). Trong hồ sơ kiểm dịch thực vật sẽ bao gồm các giấy tờ: 

  • Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền)

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch)

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc) cùng vận đơn, invoice  và packing list (nếu có)

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Lúc này cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Nếu như hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. 

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG XUẤT KHẨU

Chi tiết thủ tục cấp xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (phytosanitary certificate)

Kiểm tra vật thể

Dựa vào phần kết quả kiểm tra hồ sơ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra lô vật thể theo một trình tự đó là: 

  • Kiểm tra sơ bộ: Thực hiện kiểm tra bên ngoài lô hàng như bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại ẩn nấp. Nếu có côn trùng thì cần thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể

  • Kiểm tra chi tiết: Tiếp đến là kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật. Thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại.

Giám định sinh vật gây hại

Với những mẫu vật thể cần kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ gửi mẫu cho Tổ chức giám định sinh vật gây hại. Tại đây tổ chức sẽ giám định sinh vật gây hại và trả kết quả cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

Hy vọng qua bài viết này DRACO VIỆT NAM đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate). Đừng ngần ngại hãy liên hệ cho DRACO VIỆT NAM nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, hỗ trợ.

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/ 

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển