Tạm nhập – Tái Xuất (Temporary Import – Re-export) Là Gì? Thủ Tục Tạm Nhập – Tái Xuất?

Tạm nhập - tái xuất (Temporary Import - Re-export) là gì

Để thúc đẩy nền kinh tế thì việc mở rộng thị trường ra quốc tế thông qua  hình thức xuất nhập khẩu cần được đẩy mạnh trong đó tạm nhập –  tái xuất là một khâu quan trọng. Với sự giao thương ngày càng mạnh mẽ thì việc sử dụng tạm nhập tái xuất càng được chú trọng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu tạm nhập – tái xuất (Temporary Import – Re-export) Là Gì? Hãy để DRACO VIỆT NAM giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là gì?

Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì tạm nhập – tái xuất sẽ được hiểu là việc người dân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia có làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam. Sau đó lại  làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Mặt hàng hóa tạm nhập –  tái xuất là sẽ có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm bạn làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export) là gì?

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất không được tiêu thụ trong nước

Tạm nhập – tái xuất trong tiếng anh là Temporary Import – Re-export, hiểu đơn giản là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam. Phải thực hiện làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Cụ thể như sau: 

  • Tạm nhập tức là nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn vào lãnh thổ Việt Nam. Bình thường nếu như hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Nhưng tạm nhập thì lại không như vậy mà hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba

  • Tái xuất được hiểu chính là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Hàng hóa trải qua quá trình thông quan được nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Vậy nên hiểu đơn giản là hàng hóa sẽ được xuất khẩu hai lần. lần đầu xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam rồi  lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất

Hiện nay cả thế giới đang ở trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên việc tạm nhập –  tái xuất đã không còn là điều gì quá xa lạ đối với chúng ta nhất là khi hàng hóa tạm nhập tái xuất không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Dựa theo Điều 13 của Nghị định 69/2018/NĐ – CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương cụ thể là thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập – tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:

  • Bạn phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất có điều kiện

  • Bạn phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập – tái xuất tại Điều 19, Điều 20 Nghị định đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động.

  • Với trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì bạn sẽ thực hiện thủ tục tạm nhập – tái xuất tại cơ quan hải quan

Đặc điểm của hàng hóa tạm nhập – tái xuất

  • Hàng hóa tạm nhập – tái xuất sẽ phải chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu đến khi thực hiện xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

  • Thời gian hàng hóa tạm nhập – tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không được quá 60 ngày (kể từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập)

  • Hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập – tái xuất được thực hiện thủ tục tạm nhập – tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính

  • Khi tạm nhập – tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp đó phải được thành lập theo Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập – tái xuất hàng hóa phải có giấy phép của Bộ Công Thương 

Vai trò của kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất đối với nền kinh tế 

Đối với nền kinh tế nước ta thì tạm nhập – tái xuất có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể như: 

  • Đối với hàng đông lạnh thì việc tạm nhập – tái xuất sẽ giúp cho việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế, nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đẩy mạnh. Điều này còn giúp khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

  • Các doanh nghiệp thực hiện việc tạm nhập – tái xuất hàng hóa rất nhạy bén khi biết tận dụng vị trí địa lý, giá cả,…để phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn để tạm nhập khẩu hàng hóa trong nước

  • Ngoài ra hiệu quả về mặt kinh tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập – tái xuất sẽ còn thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như: hậu cần, bốc xếp, kho bãi, cảng, vận tải đường thủy, hàng không, đường bộ, bảo hiểm… thu được phí và tạo thêm việc làm

Tạm Nhập Tái Xuất Tiếng Anh Là Gì? Thông Tin Quan Trọng

Kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất cần phải biết tận dụng địa lý, thông tin thị trường, kinh tế

Thủ tục tạm nhập – tái xuất hàng hóa

Để thực hiện thủ tục tạm nhập – tái xuất hàng hóa bạn cần thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Vì đây sẽ là nơi lưu giữ các hàng tạm nhập vào Việt Nam. Hồ sơ hải quan tạm nhập hàng hoá bao gồm: 

  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

  • Tờ khai hải quan (khai theo các chỉ tiêu tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC)

  • Vận đơn hay chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương vận đơn đối với trường hợp hàng vận chuyển theo đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường vận tải theo nhiều phương thức (trừ hàng nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng nhập khẩu được người nhập cảnh mang từ đường hành lý)

  • Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá

  • Hóa đơn thương mại, chứng từ có giá trị tương đương đối với trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán

  • Giấy phép tạm nhập – tái xuất được Bộ Công thương cấp đối với mặt hàng tạm nhập

  • Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá được cấp bởi Bộ Công thương

Thông qua bài viết này có thể thấy hình thức kinh doanh tạm nhập – tái xuất còn khá mới mẻ nhưng lại có nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thế cho nên để kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập – tái xuất nói riêng hay hàng hóa nói chung thì doanh nghiệp đều cần có một phương thức quản lý bán hàng tối ưu. Nếu như bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho DRACO VIỆT NAM để được hỗ trợ nhé!

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/ 

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển