Việc nhập khẩu hóa chất là một quy trình phức tạp và quan trọng. Bởi phải đảm bảo rằng hóa chất được nhập khẩu và sử dụng một cách an toàn, tuân thủ các quy định của pháp luật nên chính là một thách thức đối với các doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu. Nếu như bạn chưa biết rõ thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hãy cùng DRACO VIỆT NAM tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu hóa chất qua bài viết dưới đây nhé!
Hiểu hóa chất là gì?
Theo điều 4, Luật Hóa chất 2018:”Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo”
Hiểu thế nào là hóa chất
Hóa chất là mặt hàng rất đặc biệt, đã được luật hóa và được kiểm soát chặt chẽ bằng rất nhiều loại văn bản pháp lý. Chính vì vậy khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ để tránh xảy ra các sai sót không đáng có.
Mỗi một loại hóa chất sẽ được ký hiệu bởi một dãy số tương ứng và duy nhất, gọi là mã CAS (Chemical Abstracts Service – tên một bộ phận thuộc hiệp hội hóa học của Mỹ). Vậy làm cách nào để kiểm tra mã CAS trong bộ chứng từ nhập khẩu? Trong mua bán quốc tế hàng hóa chất người bán có trách nhiệm phải cung cấp cho người mua các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói,… thì còn phải cung cấp bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet (MSDS). Trên MSDS phải thể hiện đầy đủ tất cả các thông tin và mức độ nguy hiểm của loại hóa chất và kèm mã CAS.
Chính sách nhập khẩu hóa chất
Những văn bản pháp luật sau đây quy định quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất:
Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BYT ngày 05/04/2019
Công văn 3959/TB-TCHQ ngày 05/05/2015
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
Thông tư 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
Công văn 3958/TB-TCHQ ngày 05/05/2015
Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017
Các chính sách nhập khẩu hóa chất tại nước ta
Dựa vào những văn bản trên có thể thấy hóa chất nhập khẩu có rất nhiều loại khác nhau và sẽ có yêu cầu xin giấy phép cho từng loại. Quá trình này bạn cần việc khai báo hóa chất cho Bộ Công Thương giống như là việc xin giấy phép nhập khẩu cho từng loại hóa chất. Khi nhập khẩu hóa chất, cần lưu ý những vấn đề sau:
Kiểm tra xem hóa chất nhập khẩu có thuộc danh mục quản lý của Bộ Y Tế không
Hóa chất thuộc Phụ Lục I Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, nằm trong danh mục hóa chất kinh doanh có điều kiện
Hóa chất nhập khẩu thuộc Phụ Lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, yêu cầu phải khai báo hóa chất
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất
Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì quy trình nhập khẩu hóa chất và các mặt hàng khác đều được nêu rõ . Dưới đây là mô tả ngắn về quy trình nhập khẩu hóa chất:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Tổng hợp đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, vận đơn, packing list, commercial invoice, chứng nhận xuất xứ đồng thời xác định được mã HS hóa chất bạn có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm. Yêu cầu bạn phải am hiểu về quy trình và không nên tự ý khai khi chưa rõ về công việc này khi khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm. Bởi việc này có thể dẫn đến những lỗi không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lưu ý rằng người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng. Nếu như để quá thời hạn này sẽ phải nộp tiền phạt cho bên cơ quan hải quan.
Bước 2: Khai báo hóa chất
Các hóa chất thuộc danh mục Phụ lục V của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP buộc phải khai báo hóa chất. Quy trình chi tiết về khai báo hóa chất có thể được xem ở mục tương ứng.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai báo lên hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai là luồng xanh, vàng hay đỏ. Nếu kết quả luồng tờ khai bạn sẽ cần in tờ khai và mang hồ sơ xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Trong thời hạn không quá 15 ngày cần thực hiện việc mở tờ khai. Nếu như bạn để quá hạn này sẽ dẫn đến hủy tờ khai và cũng phải nộp phí phạt cho cơ quan hải quan.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Nếu như kiểm tra hồ sơ không có bất cứ vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ thông quan tờ khai. Lúc đó bạn có thể đóng thuế nhập khẩu để mang hàng về kho bảo quản. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt thì tờ khai sẽ được giải phóng trước để chuyển hàng về kho.
Bước 5: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa
Nếu như tờ khai được thông quan bạn nên tiến hành để chuyển hàng hóa về kho và bảo quản sử dụng.
Tổng hợp một số bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hóa chất.
Đối với hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa hãy liên hệ với DRACO VIỆT NAM để được hướng dẫn chi tiết. Chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian bởi với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết sẽ xử lý mọi yêu cầu của quý khách một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Bạn hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong quá trình nhập khẩu của mình nhé!
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hóa chất, không khỏi vấp phải những sai sót. Tuy nhiên với kinh nghiệm dày dặn chúng tôi đã rút ra một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Cụ thể như sau:
Khai báo đúng chuẩn hóa chất: Việc khai báo đúng và chi tiết về loại hóa chất là quan trọng, đặc biệt là đối với những loại thuộc Phụ Lục V
Xác định xem hàng hóa có thuộc phụ lục V không: Hóa chất cần phải được xác định liệu chúng có thuộc Phụ Lục V của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP hay không
Nghĩa vụ nộp thuế: Người nhập khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ thuế nhập khẩu theo quy định của nhà nước
Yêu cầu MSDS: Cần phải có bảng dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS) khi nhập khẩu hóa chất để xác định số CAS và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và sử dụng
Chứng nhận xuất xứ: Đây là yếu tố quan trọng để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt (thường là 0%)
Trên đây là những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu hóa chất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. DRACO VIỆT NAM hy vọng rằng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan cho đến chi tiết và sâu sắc hơn về quá trình nhập khẩu này. Hãy áp dụng những kiến thức này để hướng đến mục đích tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này.