Incoterms (International Commercial Terms) Là Gì? Các Điều Khoản Incoterms Phổ Biến

Incoterms (International Commercial Terms) là gì

Chắc hẳn với những bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ tiếp xúc thường xuyên với các tập quán thương mại quốc tế, thường được đề cập đến với thuật ngữ là Incoterms. Tuy nhiên thuật ngữ này cũng còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy hãy để DRACO VIỆT NAM giúp bạn hiểu rõ hơn về Incoterms (International Commercial Terms) là gì? Thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hiểu thế nào là Incoterms (International Commercial Terms)?

Incoterms được viết tắt của cụm từ International Commercial Terms nghĩa là các điều khoản thương mại quốc tế. Đây là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của bên mua và bên bán trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - Incoterms) là gì?

Incoterms được xuất bản bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC)

Các quy tắc này mô tả 3 yếu tố chính, đó là: 

  • Trách nhiệm: Bên nào cần làm những việc gì sẽ được quy định cụ thể. Ví dụ: ai thu xếp việc thuê phương tiện vận tải, ai mua bảo hiểm hàng hóa, ai làm thủ tục thông quan xuất khẩu

  • Rủi ro: Bên bán giao hàng tại đâu, đồng nghĩa với chuyển giao rủi ro cho bên mua tại địa điểm nào. Trong điều khoản FOB có quy định rất rõ người bán giao hàng qua lan can tàu là xong trách nhiệm và rủi ro chuyển sang cho người mua từ thời điểm và vị trí đó

  • Chi phí: Các bên chịu chi phí cụ thể gì. Trong điều kiện CFR nêu rõ người bán chịu chi phí vận tải biển

Lịch sử hình thành và phát triển Incoterms

Vào năm 1936 bộ quy tắc Incoterms được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành lần đầu với mục đích tạo ra sự đồng nhất trong các giao dịch thương mại quốc tế. Thời gian trước đó thì các điều kiện giao hàng và trách nhiệm giữa người bán và người mua thường được quy định theo các hệ thống và luật pháp của từng quốc gia, gây ra sự không đồng nhất và dễ dẫn đến tranh chấp.

Incoterms là gì? Nội dung Incoterms 2010

Lịch sử hình thành và phát triển Incoterms

Từ khi ra đời cho đến nay để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu và các phương thức vận chuyển hiện đại, Incoterms đã trải qua nhiều lần sửa đổi và cập nhật. Các phiên bản mới của Incoterms được phát hành vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và gần đây nhất là Incoterms 2020. Với mỗi lần cập nhập đều hướng đến mục đích làm rõ các quy định về trách nhiệm, chi phí và rủi ro của các bên, đồng thời cập nhật để phù hợp với các phương thức vận chuyển và công nghệ mới.

Phân tích các điều khoản Incoterms phổ biến

Incoterms bao gồm nhiều điều khoản được chia thành các nhóm với mục đích chỉ rõ trách nhiệm và quyền lợi của người bán và người mua. Dưới đây là các điều khoản Incoterms phổ biến nhất:

Delivered Duty Paid (DDP)

Đây được coi là điều khoản có lợi nhất cho người mua. Bởi người bán sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế cùng các rủi ro cho đến khi hàng hóa đến địa điểm nhận hàng và đã hoàn tất thủ tục hải quan. 

Free On Board (FOB)

Điều khoản này sẽ yêu cầu người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu đã thỏa thuận. Người bán chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho đến khi hàng hóa được chuyển lên tàu, sau đó mọi chi phí và rủi ro chuyển sang người mua.

FOB là gì? Chi tiết về giá FOB trong xuất nhập khẩu

FOB sẽ yêu cầu người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu đã thỏa thuận

Ex Works (EXW)

Đây là điều khoản mà ở đó người bán ít phải chịu trách nhiệm nhất. Người bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng tại cơ sở của mình hoặc một địa điểm đã thỏa thuận từ trước. Thực hiện giao hàng xong thì người mua sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trong đó bao gồm cả thủ tục hải quan và bảo hiểm. Điều khoản này giúp người bán không phải lo lắng về vận chuyển và các chi phí liên quan. Tuy nhiên người mua lại phải chịu toàn bộ rủi ro và chi phí từ điểm giao hàng đến nơi nhận

Free Alongside Ship (FAS)

Điều khoản này sẽ yêu cầu người bán giao hàng tại một cảng biển và phải nằm ngay bên cạnh tàu mà người mua chỉ định. Người bán chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển đến cảng và việc giao hàng tới tàu, nhưng không phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển và bảo hiểm từ khi hàng hóa được chuyển lên tàu. Còn người mua sẽ phải chịu rủi ro và chi phí từ khi hàng được chuyển lên tàu.

Delivered at Place (DAP)

Điều khoản này sẽ yêu cầu người bán giao hàng tại một địa điểm đã thỏa thuận (nơi mà người mua có thể nhận hàng). Hơn nữa người bán sẽ chịu trách nhiệm cho phần chi phí vận chuyển và tất cả các rủi ro cho đến khi hàng đến điểm giao. Tuy nhiên người mua cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan và thuế tại địa điểm nhận hàng.

Cost and Freight (CFR)

Điều khoản CFR này sẽ quy định người bán chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đích. Tuy nhiên sẽ không bao gồm bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Rủi ro sẽ chuyển sang người mua khi hàng được giao cho người vận chuyển.

Cost, Insurance and Freight (CIF)

Điều khoản này quy định người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển đến cảng đích. Vậy nên sẽ giúp bảo vệ người mua khỏi rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong khi vận chuyển. Người mua vẫn phải chịu rủi ro khi hàng được giao cho người vận chuyển. Người bán chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro cho người mua.

Điều Kiện Giao Hàng CIF - Logistics HP Toàn Cầu

Điều khoản CIF giúp bảo vệ người mua khỏi sự mất mát hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Free Carrier (FCA)

Điều khoản này quy định người bán có trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển mà người mua chỉ định tại một địa điểm đã thỏa thuận. Có thể thực hiện tại cơ sở của người bán hoặc tại một điểm khác như cảng, sân bay. Người bán có trách nhiệm cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển giúp giảm thiểu chi phí còn người mua chịu các chi phí và rủi ro sau đó đồng thời chuẩn bị người vận chuyển và thủ tục hải quan.

Carriage Paid To (CPT)

Thực hiện điều khoản này quy định người bán chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển hàng hóa đến một điểm đích đã thỏa thuận. Người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển.

Carriage and Insurance Paid To (CIP)

Điều khoản CIP là một dạng của CPT tuy nhiên người bán còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt hành trình vận chuyển để bảo vệ người mua khỏi các rủi ro tiềm ẩn.

Bài viết trên đây chúng tôi gửi đến bạn là những nội dung liên quan đến Incoterm. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc ứng dụng những quy tắc thương mại này vào hoạt động xuất nhập khẩu hay giao nhận vận chuyển quốc tế. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi. Nếu có nhu cầu được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ giao nhận vận chuyển hãy liên hệ ngay với DRACO VIỆT NAM nhé!

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/ 

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển