Tạm Xuất – Tái Nhập (Temporary Export – Re-import) Là Gì? Thủ Tục Tạm Xuất – Tái Nhập Hàng Hóa

Tạm xuất - tái nhập (Temporary Export - Re-import) là gì

Đối với những hàng hóa đang lưu thông trên thị trường mà chủ doanh nghiệp muốn xuất hoặc nhập hàng hóa ra nước ngoài hoặc vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ được gọi là tạm xuất – tái nhập. Tuy nhiên nhiều người vẫn muốn hiểu kỹ hơn về Tạm xuất – tái nhập (Temporary Export – Re-import) Là Gì? Vậy thì hãy để DRACO VIỆT NAM giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết này nhé!

Thế nào là tạm xuất – tái nhập?

Căn cứ theo Điều 29 Luật thương mại năm 2005 (khoản 3 bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 112 Luật quản lý ngoại thương 2017) quy định về tạm xuất – tái nhập (Temporary Export – Re-import) hàng hóa là hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật) có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Tạm xuất tái nhập (Temporary export and re-import) là gì?

 Tạm xuất – tái nhập (Temporary Export – Re-import) là gì?

Hàng tạm xuất – tái nhập được quy định như thế nào?

Theo Bộ luật Hải Quan năm 2014 đã nêu rõ cụ thể những loại hàng tạm xuất – tái xuất bao gồm: 

  • Các loại hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm hoặc giới thiệu sản phẩm

  • Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp dùng để phục vụ công việc trong thời gian nhất định

  • Các loại linh kiện và phụ tùng của những chủ tàu nhập khẩu với mục đích để thay thế và sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài

  • Các loại phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa

  • Máy móc, trang thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu theo những bản hợp đồng thuê mượn dùng để sản xuất và thi công

  • Các loại hàng hóa khác dựa theo quy định của Pháp luật

tạm xuất, tái nhập Tiếng Anh là gì

Căn cứ vào Bộ luật Hải Quan năm 2014 để biết mặt hàng nào được tạm xuất – tái nhập

Ngoài ra cũng cần lưu ý đến những loại hàng hóa bị cấm kinh doanh và thực hiện tạm xuất –  tái nhập, đó là: 

  • Các loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và có nguy cơ gian lận thương mại

  • Các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia muốn đem ra nước ngoài trưng bày nhưng chưa được cho phép

  • Các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh chưa được sự cho phép của Bộ Quốc phòng

  • Các loại hàng hóa nằm trong diện bị cấm kinh doanh tạm xuất – tái nhập căn cứ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

  • Các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, gây dịch bệnh hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người

  • Các loại chất thải công nghiệp nguy hiểm, phế liệu phế thải,…

Lưu ý những điều này giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc thực hiện tạm xuất – tái nhập, tránh mắc phải những sai lầm không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tục tạm xuất – tái nhập hàng hóa

Quy trình làm thủ tục tạm xuất – tái nhập sẽ bao gồm 10 bước, chi tiết các bước như sau: 

Bước 1: Xác định thật rõ nhu cầu xuất đi vì hàng hóa sẽ tái nhập. Những mặt hàng có thể kể đến như: Hàng cần đem đi qua nước ngoài sửa chữa (cần có hợp đồng sửa chữa), hàng cần đem đi qua nước ngoài bảo hành (cần có hợp đồng mua bán có điều khoản bảo hành còn hiệu lực,…

Bước 2: Xác định rõ là hàng hóa tạm xuất – tái nhập xong thì sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau: Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn, packing list, công văn xin tạm xuất – tái nhập, tờ khai xuất khẩu cùng các giấy tờ khác. Lưu ý là thời hạn tạm xuất phải chẵn.

Bước 3: Book hãng tàu hay hãng hàng không để xuất hàng hóa đi. Quy trình này cũng giống như xuất hàng bình thường.

Bước 4: Thực hiện thủ tục hải quan nhưng sẽ phải kiểm tra kỹ hàng hóa và trên tờ khai. Vì lý do đưa ra là hải quan phải chắc chắn lúc nhập về là cái xuất đi này.

Bước 5: Thông quan cho hàng hóa lên tàu, máy bay và thực hiện xuất đi. Quy trình này cũng giống như quy trình hàng xuất bình thường.

Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa mới nhất 2025

Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hoá

Bước 6: Tiến hành theo dõi hàng hóa. Bạn có thể tham khảo làm việc bằng email, điện thoại… với các đối tác nước ngoài vì mình không thể qua nước ngoài theo dõi việc tạm nhập hàng hóa. Ở bước này cần lưu ý agency nào làm thủ tục tạm nhập vào nước họ, thì lúc tái xuất ra chúng ta phải báo chính agency đó làm.

Bước 7: Đảm bảo thời gian tạm xuất luôn còn hạn hiệu lực. Nếu như thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sửa chữa xong thì bạn phải làm thủ tục gia hạn tờ khai tạm xuất.

Bước 8: Nếu như hàng hóa chúng ta đã xong việc thì cần tái nhập về. Lúc này bạn cần chú ý một số điểm như: 

  • Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế, lúc xuất đi khai giá trị hàng hóa như thế nào thì lúc về cũng phải như vậy. Nếu có khác biệt, các bạn phải giải trình với bên hải quan

  • Phải đúng là hàng hóa tạm xuất đi có cùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm xuất. Thực tế cũng có trường hợp gian lận bằng việc xuất đi hàng cũ, nhập về hàng mới

  • Hàng hóa tái nhập sẽ không phải chịu thuế VAT

  • Sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo hành có phát sinh chi phí cũng sẽ tính thuế vào chi phí đó

Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố bạn có thể book lịch tàu, lịch bay… Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất và lên tàu đi về Việt Nam.

Bước 9: Chuẩn bị bộ hồ sơ tái nhập bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Công văn tái nhập

  • Tờ khai nhập khẩu sẽ ghi như tờ khai xuất tuy nhiên cũng sẽ có một vài điểm khác biệt. Cụ thể là invoice sẽ khác vì do đối tác nước ngoài gửi cho mình mà invoice phải có giá trị hàng hóa. (có thể báo nước ngoài làm giá trị hàng như lúc mình làm). Cũng có thể khác ở số kiện, số kgs (nếu chứng minh được hàng cần lắp thêm phụ tùng vào). Phải có giá trị sửa chữa để làm căn cứ tính thuế. Bạn cũng cần lưu ý phải ghi rõ tái nhập cho tờ khai tạm xuất nào vào ô ghi chép khác

  • Tờ khai tạm xuất (bản chính + photocopy sao y)

  • Packing List

  • Hợp đồng sửa chữa, thuê mướn…

  • Invoice gốc của nước ngoài gửi cho mình.

  • Các giấy tờ khác

Đầy đủ hồ sơ thì có thể lên chi cục hải quan nơi đăng ký tạm xuất để tiến hành làm thủ tục tái nhập. Lúc này bạn sẽ phải kiểm tra hàng hóa. Bên cơ quan hải quan sẽ soi các thông số trên hàng hóa có giống như trên tờ khai tạm xuất không.

Bước 10: Thực hiện việc lấy hàng. Bạn sẽ tiến hành thủ tục lấy hàng như hàng hóa kinh doanh bình thường

Trên đây là những nội dung tạm xuất – tái nhập là gì cùng các thông tin liên quan mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu như bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với DRACO VIỆT NAM để được hỗ trợ NHANH CHÓNG – AN TOÀN – TỐI ƯU.

DRACO VIETNAM

69/47 Lý Thường Kiệt, P.4, Q.GV, TpHCM

0914919799

Website: https://draco.vn/ 

info@draco.vn

Khai Thuê Hải Quan – Vận Chuyển Hàng Không – Vận Chuyển Tàu Biển