Mậu Dịch Là Gì? Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết
14 Th12
Trong thời buổi kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, hàng mậu dịch và phi mậu dịch là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực logistics thường gây sự hiểu nhầm cho nhiều người mới vào nghề. Vậy hãy để DRACO VIỆT NAM giúp bạn hiểu rõ mậu dịch là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Mậu dịch là gì?
Mậu dịch là hình thức kinh doanh hàng hóa dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước. Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Số lượng mậu dịch hàng hóa trong 1 năm không giới hạn và còn được là loại hàng hóa có hạn ngạch. Hàng hóa mậu dịch nhập khẩu chính là những loại hàng hóa có hợp đồng, có văn bản ký kết đàng hoàng, rõ ràng, minh bạch. Người mua và người bán cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục cũng như nộp đầy đủ thuế xuất khẩu kèm theo thuế giá trị gia tăng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa mậu dịch.
Định nghĩa về mậu dịch là gì
Trong lịch sử Việt Nam ta thời xưa mậu dịch cũng thường được sử dụng để chỉ các cửa hàng của nhà nước trong thời kỳ bao cấp. Khi nền kinh tế được quản lý tập trung thì hàng hóa chủ yếu được phân phối qua các kênh mậu dịch quốc doanh.
Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì?
Hàng hóa phi mậu dịch là một trong những loại hàng hóa nhập khẩu không phải vì mục đích thương mại cũng không phải là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Thông qua giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì loại hàng hóa này có thể nhập khẩu và đã nộp thuế trước lúc thông quan.
Theo từ điển tiếng Anh thì phi mậu dịch chính là: Non-commercial
Có các loại hàng hóa phi mậu dịch sau:
Hành lý, hành trang của các cá nhân đang tiến hành nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc những sản phẩm hàng hóa mang theo thuộc sản phẩm được miễn thuế
Sản phẩm, hàng hóa dùng để viện trợ dùng với mục đích nhân đạo
Hàng hóa, sản phẩm mẫu không cần thanh toán
Các loại quà biếu tặng được gửi từ cá nhân, tổ chức ở Việt Nam sang nước ngoài cho cá nhân và tổ chức và ngược lại từ nước ngoài về Việt Nam
Hàng hóa được Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép tạm nhập
Sản phẩm, hàng hóa của cá nhân, cơ quan đại diện thuộc bộ ngoại giao, tổ chức quốc tế sinh sống và làm việc tại Việt Nam
Phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch
Với các thông tin về hàng mậu dịch cũng như phi mậu dịch mà chúng tôi gửi đến bạn ở trên thì có thể thấy được sự nhầm lẫn giữa 2 loại hàng hóa này. Vì chúng đều có điểm chung là loại hàng hóa phải trả phí vận chuyển quốc tế đồng thời trả phần trị giá tính thuế (GTGT).
Cách phân biệt hàng mậu dịch và phi mậu dịch
Vậy làm cách nào để phân biệt giữa hàng mậu dịch và phi mậu dịch. Rất đơn giản bạn chỉ cần nhận thấy đối với hàng hóa phi mậu dịch chỉ có thể là các hàng biếu, tặng, cứu trợ hay viện trợ chứ không phải loại hàng hóa trao đổi nhằm mục đích thương mại và đem về lợi nhuận cho bạn xuất hàng. Một điểm nữa là thời gian nhận hàng hóa phi mậu dịch này sẽ nhanh hơn so với hàng hóa mậu dịch. Tuy nhiên cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch đều sẽ xuất kèm theo hóa đơn.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phi mậu dịch là gì?
Hàng phi mậu dịch là hàng hóa xuất nhập khẩu không hướng đến mục đích thương mại. Thế những hàng phi mậu dịch vẫn cần phải tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu. Mặc dù vậy một số mặt hàng phi mậu dịch sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành và áp dụng mức thuế suất ưu đãi. Dưới đây là quy trình nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch. Cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu theo quy định. Cụ thể cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Vận đơn
Hợp đồng mua bán
Danh mục hàng hóa
Hóa đơn thương mại
Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
Nếu chuẩn bị đầy đủ các chứng từ này thì người nhập khẩu được tiến hành đến việc khai báo thông tin trên tờ khai hải quan điện tử.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng. Căn cứ vào kết quả phân luồng mà người nhập khẩu thực hiện các bước sau:
Luồng xanh: Tờ khai hải quan sẽ được thông quan tự động. Người nhập khẩu chỉ cần nộp thuế theo số tiền trên tờ khai hải quan và thực hiện theo đúng các nội dung được thể hiện
Luồng vàng: Tờ khai hải quan cần kiểm tra hồ sơ theo đó người nhập khẩu đính kèm chứng từ lên hệ thống VNACCS/VCIS đồng thời nộp bản sao cho cán bộ hải quan để kiểm tra. Mọi vấn đề được thông qua đồng nghĩa tờ khai hải quan sẽ được duyệt thông quan. Lúc đó người nhập khẩu cần nộp thuế theo số tiền trên tờ khai hải quan và thực hiện theo đúng các nội dung được thể hiện
Luồng đỏ: Đây là luồng nguy hiểm nhất vì tờ khai hải quan cần kiểm tra hồ sơ và kiểm hóa theo đó người nhập khẩu đính kèm chứng từ lên hệ thống VNACCS/VCIS đồng thời xuất trình bản sao cho cán bộ hải quan để kiểm tra. Sau đó người nhập khẩu mang hàng hóa đến chi cục hải quan để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trải qua bước trên nếu không có vấn đề gì thì tờ khai hải quan sẽ được thông quan
Bước 3: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Nếu tờ khai hải quan được thông quan thì tùy theo từng loại mặt hàng, mức thuế nhập khẩu có thể khác nhau. Lúc đó người nhập khẩu có thể hàng hóa về kho bảo quản và sử dụng.
Dưới đây là những lưu ý đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch. Cụ thể như sau:
Hàng phi mậu dịch có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản. Doanh thu sẽ được ghi nhận dưới dạng doanh thu khác cho doanh nghiệp
Hàng phi mậu dịch cũng sẽ phải tuân thủ luật của cơ quan nhà nước là phải đóng thuế nhập khẩu. Nếu hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 VND thì không phải đóng thuế. Còn đối với doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu
Hàng phi mậu dịch có thể là hàng hóa phải thanh toán hoặc không phải thanh toán qua ngân hàng
Hàng phi mậu dịch đa phần là không phải kiểm tra chuyên ngành hay làm các chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hoặc công bố sản phẩm
Thuế GTGT nhập khẩu hàng phi mậu dịch không được khấu trừ. Phần thuế này được đưa vào chi phí khác trong hồ sơ khai báo thuế
Hàng phi mậu dịch cũng được hưởng thuế ưu đãi nếu có C/O (chứng nhận xuất xứ)
Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức mới về mậu dịch và cả hàng phi mậu dịch. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì cần phải luôn nắm rõ các quy định và thủ tục để tránh những rắc rối không đáng có. Đừng ngại liên hệ với DRACO VIỆT NAM nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về chủ đề này. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp và hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc.